Nhớ hương vị quê hương? Dưới đây là những quán Việt được cộng đồng khen “chuẩn vị – giá ổn – phục vụ tốt” khắp Nhật Bản! Tokyo Vietnam Chan (Takadanobaba) – phở bò đậm đà, bánh cuốn nóng cực chất Com Pho (Shinjuku) – món miền Nam chuẩn vị, không gian sạch đẹp Osaka Pho Viet Nam (Namba) – phở, bún bò, chè 3 màu ngon và rẻ Quan An Ngon – lẩu riêu, bún chả Hà Nội, nem rán giòn rụm Nagoya Vietnam Kitchen HANA – cơm sườn bì chả, bún thịt nướng, nước mắm pha chuẩn An Com Viet – buffet món Việt siêu đáng tiền Fukuoka, Kyoto, Sendai... Cũng có nhiều quán nhỏ, được đánh giá cao bởi cộng đồng du học sinh & người Việt đi làm Mẹo nhỏ: Đặt bàn trước nếu đi nhóm Theo dõi fanpage quán để biết món mới & giảm giá Kiểm tra review trên Google Maps trước khi ghé
1. Trong vòng 14 ngày sau sinh: ĐĂNG KÝ KHAI SINH Thực hiện tại: Tòa thị chính (市役所) nơi bạn cư trú Hồ sơ cần chuẩn bị: Giấy chứng sinh từ bệnh viện (出生証明書) Đơn khai sinh (出生届) Thẻ cư trú của bố/mẹ Kết quả nhận được: Giấy xác nhận khai sinh (出生届受理証明書) Sổ cư trú (住民票) có tên của bé 2. Trong vòng 30 ngày: XIN VISA CƯ TRÚ CHO CON Thực hiện tại: Cục Xuất nhập cảnh (入国管理局) Hồ sơ gồm: Đơn xin tư cách lưu trú cho trẻ em Giấy khai sinh Nhật Thẻ cư trú và hộ chiếu của bố mẹ Giấy tờ chứng minh tài chính (thu nhập, bảng lương,...) Lưu ý: Con sinh ra ở Nhật KHÔNG tự động có vĩnh trú Cần xin visa riêng: vĩnh trú hoặc định cư dài hạn (定住者) tùy từng trường hợp 3. Làm giấy khai sinh tiếng Việt & hộ chiếu Việt Nam Thực hiện tại: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam (Tokyo / Osaka) Hồ sơ cần: Giấy khai sinh Nhật Hộ chiếu và thẻ cư trú của bố mẹ Giấy đăng ký kết hôn (nếu có) Kết quả: Giấy khai sinh song ngữ Hộ chiếu Việt Nam cho bé 4. Đăng ký BẢO HIỂM Y TẾ & TRỢ CẤP NUÔI CON Thực hiện tại: Phòng bảo hiểm/quận nơi cư trú (市役所) Các việc cần làm: Thêm bé vào bảo hiểm quốc dân (国民健康保険) hoặc bảo hiểm công ty Đăng ký nhận trợ cấp nuôi con (児童手当) Trợ cấp trung bình: 10.000–15.000 yên/tháng (tùy độ tuổi và thu nhập) 5. MẸO THÊM Nên lập sổ ngân hàng cho bé để tiện gửi trợ cấp Photo và lưu trữ kỹ các giấy tờ: khai sinh, hộ chiếu, thẻ cư trú, hồ sơ visa của bé Đừng quên xin visa đúng hạn để tránh bị quá thời gian lưu trú không hợp lệ
📦 Địa chỉ – Mặt hàng phổ biến – Giá tham khảo – Có giao hàng không? 🔍 Update bởi UNO Share – Dành cho người Việt xa quê tại Nhật 🗼 TOKYO 🔹 Vietnam Ichiba – Shin-Okubo – Địa chỉ: Gần ga Shin-Okubo, khu phố người Việt sầm uất – Mặt hàng: Đầy đủ từ rau tươi, thịt cá, gia vị Việt, đồ hộp, đồ ăn vặt, mì gói – Giá tham khảo: Gia vị từ 100 yên, thịt từ 300 yên/gói – Có bán đồ đông lạnh & giao hàng tận nơi (tuỳ khu vực) 🔹 Chợ Việt Yoko – Ikebukuro – Địa chỉ: Cách ga Ikebukuro khoảng 7 phút đi bộ – Mặt hàng: Nem chua, bún tươi, mì Hảo Hảo, nước mắm, bánh tráng – Giá cả: Phù hợp với sinh viên, người đi làm – Có fanpage thường xuyên đăng ưu đãi 🏯 OSAKA 🔹 Saigon Sakura – Nishinari-ku – Địa chỉ: Khu Nishinari, gần ga Shin-Imamiya – Mặt hàng: Đồ đông lạnh (chả, giò, thịt bò, heo), rau thơm tươi, nước chấm, bánh kẹo Việt – Giá cả: Ổn định, rẻ hơn nếu mua số lượng – Nhận đặt hàng online, giao tận nơi nội thành Osaka 🔹 Asian Store Yume – Địa chỉ: Gần Tennoji, có nhiều chi nhánh nhỏ – Mặt hàng: Mì tôm, phở ăn liền, bánh tráng, hạt nêm, nước tương – Giờ mở cửa: Đến 22h, rất tiện cho người làm ca muộn – Giá sinh viên, chủ thân thiện nói được tiếng Việt 🚄 NAGOYA 🔹 Viethai Mart – Địa chỉ: Gần khu vực Nakamura – Mặt hàng: Chủ yếu là đồ khô, mì, bún khô, bánh tráng, mắm ruốc, mắm nêm, đồ ăn vặt – Giá cả: Mức trung bình, dễ mua số lượng lớn 🔹 Chợ Việt Nagoya – Địa chỉ: Gần ga Kanayama, siêu thị mini trong khu cư dân Việt – Mặt hàng: Đầy đủ từ đồ tươi đến gia vị – Giao hàng nhanh nội thành, có kênh Zalo nhận đặt đơn 🌸 CÁC TỈNH KHÁC (Fukuoka, Hiroshima, Sendai...) – Các khu này thường có cửa hàng nhỏ, tập trung quanh ký túc xá, khu công nghiệp, hoặc gần ga lớn – Chủ yếu bán online, giao tận nơi qua bưu điện (Yamato, Sagawa...) – Bạn có thể tìm bằng cách: 🔍 Gõ “ベトナム食材 + Tên tỉnh” trên Google hoặc Maps 💬 Hỏi cộng đồng Facebook/Zalo người Việt tại khu vực đó 💡 MẸO NHỎ KHI MUA ĐỒ VIỆT Ở NHẬT: ✅ Mua chung với bạn bè để tiết kiệm phí ship ✅ Mua theo set combo (chả, giò, rau thơm, nước mắm) được giá tốt hơn ✅ Follow fanpage các siêu thị Việt để canh deal flash sale, freeship cuối tuần ✅ Ưu tiên chọn nơi có chứng nhận vệ sinh nếu mua đồ tươi sống 🧳 Dù xa quê, bạn vẫn có thể thưởng thức bữa cơm Việt đậm đà, chỉ cần biết đúng chỗ mua – đúng cách chọn. Nếu bạn muốn UNO Share tiếp tục cập nhật siêu thị Việt theo tỉnh/thành bạn đang ở, cứ để lại bình luận nhé!
Thuê nhà tại Nhật không chỉ là tìm nơi ở, mà còn là bài toán an toàn và tài chính. Dưới đây là những “lá cờ đỏ” quan trọng bạn cần kiểm tra kỹ trước khi ký hợp đồng, để tránh mất tiền, mất thời gian và rước bực vào người: 🔎 1. Mùi ẩm mốc, tường nứt, trần nhà ố vàng Đây là dấu hiệu cho thấy căn nhà đã từng (hoặc đang) bị thấm nước. ✅ Nếu nhà có mùi hôi ẩm, mốc đậm mùi ở phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh hoặc quanh cửa sổ – hãy cẩn trọng. ✅ Vết nứt trên tường hoặc trần nhà ố màu vàng nâu có thể do ống nước âm tường bị rò rỉ hoặc mái nhà bị dột. ❗ Nếu không nêu rõ trong hợp đồng, chủ nhà có thể bắt bạn tự bỏ tiền sửa. 🪟 2. Cửa ra vào, cửa sổ khó đóng mở Nhà bị lệch sàn hoặc móng yếu thường dẫn đến cửa bị kẹt, xệ hoặc khó khóa. ⚠️ Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng đến độ an toàn (chống trộm, chống gió lạnh, động đất). ➡️ Nếu cửa không đóng kín được, hãy yêu cầu sửa chữa trước khi ký hợp đồng – hoặc chọn nhà khác. 🧾 3. Hợp đồng không rõ ràng, thiếu thông tin phí Hợp đồng thuê nhà tại Nhật thường có nhiều loại phí: Phí dọn dẹp cuối hợp đồng (清掃代) Phí quản lý (管理費) Phí đổi ổ khóa (鍵交換費用) Phí bảo hiểm nhà ở (火災保険) Nếu những khoản này không được liệt kê chi tiết trong hợp đồng, rất dễ bị “gài” thêm sau khi dọn vào. 🚪 4. Chủ nhà hoặc môi giới né tránh câu hỏi Khi bạn hỏi về tình trạng nhà, lịch sử tu sửa, lý do người trước chuyển đi,… mà họ: Trả lời mập mờ Né tránh Trì hoãn không cung cấp hợp đồng chính thức ➡️ Hãy cảnh giác. Tốt nhất nên yêu cầu mọi điều khoản được ghi rõ ràng bằng văn bản, tránh chỉ nói miệng. 📍 5. Khu vực xung quanh có vấn đề về an ninh hoặc quá vắng vẻ Bạn có thể kiểm tra khu vực bằng cách: Đi xem nhà vào ban ngày và buổi tối để so sánh Kiểm tra bản đồ tội phạm (犯罪マップ) của khu vực Quan sát xem khu đó có nhiều nhà bỏ hoang, thiếu ánh sáng, gần quán rượu (居酒屋) mở thâu đêm không Khu vực vắng vẻ có thể rẻ, nhưng đi kèm với nguy cơ mất trộm, khó gọi cứu hộ, hoặc thiếu tiện ích. 💡 MẸO NHỎ ĐỂ TRÁNH MẤT TIỀN OAN: ✅ Luôn đi xem nhà trực tiếp vào ban ngày. ✅ Mang theo 1 người bạn đã từng thuê nhà hoặc có kinh nghiệm. ✅ Chụp ảnh/video hiện trạng nhà trước khi ký hợp đồng và trước khi dọn vào. ✅ Đọc kỹ hợp đồng – nếu có thể, hãy nhờ người hiểu tiếng Nhật kiểm tra giúp.
Du học sinh mới sang Nhật thường băn khoăn: "Ở đâu vừa rẻ, gần trường, lại an toàn?" Dưới đây là gợi ý những khu vực cực kỳ phù hợp, được nhiều bạn du học sinh lựa chọn! 🗼 TOKYO – Đắt đỏ nhưng không thiếu chỗ ở "vừa ví tiền" 📍 Gợi ý khu vực: Kawasaki (giáp Tokyo, giá rẻ hơn rất nhiều) Kichijoji (khu vui chơi, mua sắm + không khí sống dễ chịu) Asakusa (gần trung tâm, giá vừa phải, nhiều du khách nên việc làm thêm nhiều) Nerima (dân cư yên tĩnh, nhiều trường học quanh đây) 📝 Ưu điểm: ✔️ Gần các ga lớn như Shinjuku, Ueno, Ikebukuro ✔️ Dễ tìm việc làm thêm ✔️ Có nhiều chỗ thuê theo dạng share house hoặc ký túc xá mini 🌸 OSAKA – "Thiên đường" cho sinh viên miền Kansai 📍 Khu vực nên cân nhắc: Ibaraki (nằm giữa Osaka và Kyoto, tiện di chuyển) Hirakata (gần ĐH Kansai Gaidai, đông sinh viên) Moriguchi (giá thuê ổn định, gần tuyến Keihan & Tanimachi) 📝 Ưu điểm: ✔️ Gần các trường lớn như Kansai U, Osaka U ✔️ Chi phí sống mềm hơn Tokyo ✔️ Đồ ăn rẻ, khu dân cư dễ sống ⛩️ NAGOYA – Thành phố công nghiệp, sinh viên nhiều 📍 Nên tìm ở: Chikusa (sinh viên đông, giá thuê tốt, có khu mua sắm) Showa-ku (gần ĐH Nagoya, dân trí cao, tiện đường đi làm thêm) 📝 Ưu điểm: ✔️ Đời sống vừa phải, không quá xô bồ ✔️ Nhiều cơ hội việc làm thêm liên quan kỹ thuật/cửa hàng ✔️ Giao thông tốt, có nhiều tuyến tàu chạy qua 🏯 CÁC THÀNH PHỐ KHÁC: Giá mềm – Chất lượng sống tốt 📍 Fukuoka, Kyoto, Sendai – Những thành phố được mệnh danh là “thành phố sinh viên” Giao thông ổn, chi phí sinh hoạt thấp hơn Tokyo/Osaka Gần nhiều đại học lớn, dễ thuê nhà Môi trường sống yên bình, sạch sẽ, phù hợp du học dài hạn 🔍 Tips nhỏ để tìm chỗ ở ưng ý tại Nhật: ✅ Ưu tiên chỗ gần ga tàu điện (đi học & làm dễ dàng) ✅ Chọn khu nhiều tiện ích (siêu thị, combini, hiệu thuốc) ✅ Check kỹ an ninh khu vực – tránh khu nhiều quán bar, pachinko ✅ Tìm hiểu qua các web uy tín: suumo.jp, homes.co.jp, hoặc hỏi kinh nghiệm anh chị khóa trước ✅ Nếu là nữ: nên chọn nhà có khóa 2 lớp, camera an ninh, đèn đường sáng 📣 Bạn đang ở đâu tại Nhật? Khu bạn sống có thuận tiện không? Chia sẻ để các bạn mới cùng tham khảo nhé!
Nếu bạn đang sống tại Nhật và loay hoay với việc tìm nhà mà không có người bảo lãnh (保証人) – thì đừng quá lo! Ngày nay, việc này đã dễ hơn rất nhiều. Chỉ cần biết một vài mẹo nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thuê nhà mà không cần nhờ ai đứng tên bảo lãnh. 🧩 1. Ưu tiên nhà có dòng chữ “保証人不要” Khi tìm nhà trên các trang như SUUMO, Homes, Chintai, bạn có thể lọc theo tiêu chí “保証人不要” (Không cần người bảo lãnh). Những căn nhà này thường đã chấp nhận hình thức bảo lãnh khác thay thế, rất tiện lợi. 🏢 2. Dùng dịch vụ công ty bảo lãnh (保証会社) Đây là cách phổ biến nhất hiện nay. Thay vì nhờ người quen đứng tên, bạn chỉ cần trả thêm phí bảo lãnh (thường từ 20.000–50.000 yên/năm), công ty sẽ đứng ra đảm bảo cho bạn. Nhanh – gọn – ít rắc rối! 🌍 3. Thuê nhà qua công ty chuyên cho người nước ngoài Một số đơn vị như: Leopalace21 Sakura House OYO Life GTN Chuyên cung cấp nhà cho người nước ngoài, không yêu cầu người bảo lãnh, thủ tục đơn giản, hỗ trợ tiếng Anh – Nhật. 📄 4. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ Dù không cần bảo lãnh, bạn vẫn cần chứng minh sự “ổn định”: Thẻ ngoại kiều (在留カード) Visa còn hạn Giấy chứng nhận thu nhập hoặc bảng lương gần nhất Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận đang đi học 🔎 5. Dùng từ khóa khi tìm kiếm nhà online Khi gõ tìm kiếm trên Google hoặc các app nhà đất, hãy thêm các từ khóa sau: 「保証人不要」(không cần bảo lãnh) 「保証会社利用可」(có thể dùng công ty bảo lãnh) 「外国人歓迎」(chào đón người nước ngoài) ✅ Gợi ý thêm: Thuê nhà có sẵn nội thất để giảm chi phí ban đầu và chuyển vào nhanh. Liên hệ công ty bất động sản quen hỗ trợ người nước ngoài, sẽ tiết kiệm thời gian thương lượng. 🎯 KẾT LUẬN Thuê nhà ở Nhật không cần người bảo lãnh là hoàn toàn có thể, chỉ cần bạn: Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ Biết cách tìm đúng nguồn Chấp nhận trả phí công ty bảo lãnh một chút Nếu bạn cần gợi ý nhà phù hợp khu vực bạn sống, hoặc mẫu tin nhắn hỏi nhà bằng tiếng Nhật, để lại bình luận nhé! 📩
Vừa nhận nhà xong mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đây là checklist nhanh gọn cho bạn – đảm bảo không bị mất điện, cắt nước hay "ngồi chơi không wifi" nha! 😉 🔌 Điện (電気) ✅ Gọi điện hoặc đăng ký online qua website của nhà cung cấp điện trong khu vực: Kanto (Tokyo...): TEPCO Kansai (Osaka...): KEPCO 📅 Nhớ chuẩn bị: Ngày bắt đầu sử dụng Mã khách hàng (nếu có) Địa chỉ đầy đủ (郵便番号 + 住所) 🚿 Nước (水道) 💻 Vào website của 市役所 (ủy ban thành phố) ➤ mục 「水道使用開始」để đăng ký. 📬 Một số nơi cần: Gửi form giấy qua bưu điện Gọi điện xác nhận thông tin 💡 Nên đăng ký trước ngày chuyển vào 1–2 ngày để đảm bảo nước có sẵn! 🌐 Internet (インターネット) 📡 Nếu nhà có sẵn cổng 光回線 (cáp quang), bạn chỉ cần chọn nhà mạng: Softbank光 AUひかり Nuro光 Rakuten UN-LIMIT ⏳ Lưu ý: Lắp mới có thể mất 7–14 ngày Có thể xin mượn cục phát Wi-Fi tạm thời (pocket Wi-Fi) 📌 Tips thêm: Kiểm tra xem nhà có sẵn điện/nước chưa bằng cách bật thử CB điện và vòi nước Gọi điện xong, nhớ check hòm thư vì sẽ có thư xác nhận + giấy thanh toán 📲 Nếu cần mẫu đăng ký, link cụ thể theo khu vực (Tokyo, Osaka, Aichi...), để lại bình luận mình gửi nha!
👥 Việc ghép phòng trọ (シェアハウス/ルームシェア) đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng người Việt tại Nhật, đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya... Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí sinh hoạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp phải nhiều rắc rối không đáng có trong quá trình ở ghép. Dưới đây là những điểm cực kỳ quan trọng cần lưu ý: ✅ 1. Chọn người ở cùng một cách cẩn trọng Ưu tiên người quen, bạn bè hoặc người được giới thiệu rõ ràng, có thể xác minh được thông tin cá nhân và hoàn cảnh sống. Tránh ghép với người có lịch sử nợ nần, sống thiếu trách nhiệm hoặc có lối sống bừa bộn, không tôn trọng người khác. Nên gặp mặt và trò chuyện trước khi quyết định ở chung để đánh giá sự phù hợp trong sinh hoạt và tính cách. ✅ 2. Thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu Trước khi dọn vào ở chung, hãy thống nhất cụ thể các điều khoản sinh hoạt chung, bao gồm: Cách chia sẻ chi phí: tiền nhà, điện nước, mạng internet, gas, v.v. Lịch sinh hoạt: giờ giấc đi làm, học, nấu ăn, tắm giặt để tránh làm phiền nhau. Quy tắc sống chung: có được tiếp khách không? Nấu ăn chung hay riêng? Ai dọn vệ sinh, lịch dọn như thế nào? 📌 Tốt nhất nên có văn bản hoặc ít nhất là tin nhắn rõ ràng để tránh tranh cãi sau này nếu có mâu thuẫn. ✅ 3. Kiểm tra kỹ hợp đồng thuê nhà 📜 Không phải chỗ trọ nào cũng cho phép ở ghép. Việc tự ý cho người khác ở chung khi không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc công ty quản lý có thể vi phạm hợp đồng. Hậu quả có thể bị hủy hợp đồng, bị phạt tiền hoặc bị buộc rời khỏi nhà. Nếu bạn không phải là người đứng tên hợp đồng, cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong tình huống xảy ra tranh chấp. ✅ 4. Giữ an toàn thông tin cá nhân Không chia sẻ hoặc để lộ các giấy tờ quan trọng như: thẻ ngoại kiều (在留カード), thẻ My Number, tài khoản ngân hàng, giấy tờ thuế – bảo hiểm, v.v. Không cho mượn giấy tờ hoặc đứng tên hộ bất kỳ dịch vụ nào trừ khi bạn hoàn toàn tin tưởng và hiểu rõ hệ lụy pháp lý có thể xảy ra. ✅ 5. Chuẩn bị sẵn phương án nếu có mâu thuẫn Dù bạn và người ở ghép có thân thiết đến đâu, vẫn cần chuẩn bị sẵn các kịch bản trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn: → Ai sẽ chuyển đi? → Chi phí chuyển nhà, tiền đặt cọc xử lý thế nào? → Ai là người đứng tên hợp đồng, ai có trách nhiệm chính với chủ nhà? Tránh để yếu tố tình cảm làm mờ ranh giới pháp lý – vì khi xảy ra tranh chấp, người chịu thiệt luôn là người không có ràng buộc hợp pháp rõ ràng.
Mở công ty tại Nhật là một bước đi lớn và nhiều tiềm năng, nhưng cũng không ít người Việt vướng phải sai lầm ngay từ lần đầu tiên, dẫn đến mất tiền – tốn thời gian – thậm chí rớt visa. Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Người Việt Mở Công Ty Tại Nhật Lần Đầu 📌 Bài viết dành cho ai đang chuẩn bị thành lập công ty tại Nhật – đừng để mất tiền oan vì thiếu hiểu biết! ⚠️ 1. Mở công ty rồi... để đó, không hoạt động Nhiều người lập công ty chỉ để "lấy visa", không có hoạt động thực tế Sau 1–2 năm bị cục xuất nhập cảnh soi – dễ bị hủy visa kinh doanh 🎯 Gợi ý: Phải có kế hoạch kinh doanh thật, nộp thuế, đóng bảo hiểm đúng hạn. ⚠️ 2. Dùng địa chỉ ảo – không có trụ sở rõ ràng Mượn địa chỉ bạn bè, thuê văn phòng "ảo" giá rẻ Khi ngân hàng hoặc cục thuế kiểm tra → bị từ chối mở tài khoản, hoặc phạt 🎯 Gợi ý: Dù nhỏ cũng nên có địa chỉ thật, bảng tên công ty, giấy chứng nhận thuê văn phòng. ⚠️ 3. Không nắm rõ quy trình khai thuế – kế toán Không thuê kế toán hoặc không hiểu về 消費税 (thuế tiêu dùng), 所得税 (thuế thu nhập) Quên hạn nộp thuế, khai sai → bị phạt hoặc truy thu rất nặng 🎯 Gợi ý: Nên làm việc với một kế toán người Nhật hoặc văn phòng luật chuyên hỗ trợ người nước ngoài. ⚠️ 4. Không hiểu rõ loại hình công ty → chọn sai mô hình Chọn 株式会社 (KK) vì nghe "ngầu" nhưng phí duy trì cao, thủ tục rườm rà Trong khi mục tiêu ban đầu chỉ cần công ty TNHH (合同会社 – GK) là đủ 🎯 Gợi ý: Người mới nên chọn GK vì dễ mở, chi phí thấp, hợp với mô hình nhỏ. ⚠️ 5. Không có người đồng hành hiểu luật Làm hết một mình, hoặc tin vào dịch vụ "trọn gói" nhưng không giải thích rõ Không biết quyền và nghĩa vụ của giám đốc – cổ đông – đại diện pháp luật 🎯 Gợi ý: Nên tham khảo người có kinh nghiệm thực tế, hoặc tìm cố vấn đáng tin cậy (có thể thuê dịch vụ văn phòng Luật có kinh nghiệm với người nước ngoài).
Khi ký hợp đồng thuê nhà tại Nhật, có rất nhiều điều quan trọng bạn cần nắm rõ để tránh rủi ro về pháp lý, tài chính và sinh hoạt. Dưới đây là những điểm cốt lõi cần biết: 🏠 1. Kiểm tra kỹ hợp đồng thuê nhà (賃貸契約書 – Chintai keiyaku-sho) Thời hạn hợp đồng: Thường là 2 năm. Kiểm tra điều kiện gia hạn và phí gia hạn (更新料 – Koushinryou). Phí hủy hợp đồng sớm: Có thể phải trả 1 tháng tiền thuê nếu rời đi trước thời hạn. Tiền cọc (敷金 – Shikikin): Dùng để bù cho hư hại. Xem rõ điều kiện hoàn lại. Tiền lễ (礼金 – Reikin): Phí "cảm ơn", không hoàn lại. Một số nhà không yêu cầu khoản này. Bảo lãnh (連帯保証人 – Rentai hoshounin): Cần người Nhật hoặc công ty bảo lãnh (bảo lãnh này chịu trách nhiệm nếu bạn không trả tiền thuê). 🔍 2. Kiểm tra kỹ phí và chi tiết chi trả hàng tháng Tiền thuê (家賃 – Yachin): Có bao gồm phí quản lý (管理費 – Kanrihi) không? Phí tiện ích (nước, điện, gas, Internet): Có bao gồm không? Phí bảo hiểm nhà (火災保険): Thường bắt buộc. Kiểm tra xem phí bao nhiêu/năm. 📸 3. Kiểm tra tình trạng nhà trước khi ký & khi chuyển đi Chụp ảnh/video trước khi chuyển vào để tránh bị đổ lỗi sau này. Hỏi rõ quy định về tu sửa, gắn máy giặt, bếp, v.v. 📑 4. Xem kỹ điều khoản "phí sửa chữa khi rời đi" (原状回復 – Genjou kaifuku) Chủ nhà có thể khấu trừ từ tiền cọc để sửa chữa. Xem kỹ các mục sẽ bị tính phí. Yêu cầu bản danh sách chi tiết khi trả nhà. ⚠️ 5. Các điều khoản bất lợi nên tránh Điều khoản tự động gia hạn không rõ ràng. Phí phạt cao nếu trả nhà sớm. Bắt buộc sử dụng công ty bảo hiểm hoặc bảo lãnh do chủ nhà chỉ định với giá cao. 📞 6. Nên nhờ người am hiểu tiếng Nhật kiểm tra hợp đồng Nếu bạn không thông thạo tiếng Nhật, nên nhờ người quen hoặc dịch vụ chuyên kiểm tra hợp đồng (có phí nhưng đáng đầu tư). ✅ 7. Một số lưu ý thêm Nên thuê qua công ty bất động sản uy tín (ví dụ: Apamanshop, MiniMini…). Nếu là người nước ngoài, có thể bị từ chối thuê – hãy chọn nhà có ghi “外国人可” (người nước ngoài được thuê). Đừng chuyển tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Tối 30/3, một trận động đất mạnh 4,5 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Nam Hokkaido, Nhật Bản, với 3 chấn tiêu nằm gần thị trấn Urakawa, ở độ sâu 60 km. Dù không gây ra sóng thần, trận động đất này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về một kịch bản đáng sợ hơn: siêu động đất lên đến 9 độ Richter tại rãnh Nankai – một trong những khu vực có nguy cơ địa chấn cao nhất Nhật Bản. Các nhà khoa học đã cảnh báo từ lâu về khả năng xảy ra một trận đại động đất tại rãnh Nankai, khu vực trải dài từ Tokai đến Kyushu. Theo mô hình dự báo, nếu một trận động đất 9 độ thực sự xảy ra tại đây, hậu quả có thể vượt xa thảm họa động đất - sóng thần năm 2011, khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng và gây thiệt hại kinh tế khổng lồ. Chính phủ Nhật Bản vẫn đang theo dõi chặt chẽ và liên tục cập nhật các kịch bản ứng phó. Người dân được khuyến cáo chuẩn bị sẵn nhu yếu phẩm và có kế hoạch sơ tán nếu tình huống xấu nhất xảy ra.
Nóng: Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, mức cảnh báo phun trào tại núi Shinmoedake, thuộc dãy Kirishima (nằm trên biên giới giữa hai tỉnh Miyazaki và Kagoshima), đã được nâng lên cấp 3 Trong vòng 24 giờ, khu vực này đã ghi nhận khoảng 250 trận động đất nhỏ, cho thấy hoạt động địa chất đang gia tăng mạnh mẽ. Các chuyên gia còn quan sát thấy sự giãn nở của lớp vỏ Trái Đất, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy magma đang dâng lên, làm tăng nguy cơ phun trào. Hiện nay tại núi phú sĩ đã Hoàn toàn cấm người dân leo núi và tiếp cận khu vực. Dù hiện tại chưa có dấu hiệu của một vụ phun trào lớn ngay lập tức, nhưng các khối đá núi lửa có thể rơi xa trong phạm vi 4km. Hãy tag ngay bạn bè ở Nhật vào đây để họ cảnh giác và nắm bắt thông tin mới nhất nhé