Chính phủ Nhật Bản đang xem xét các quy định liên quan tới việc thực hiện chương trình “Đào tạo và lao động” dự kiến sẽ triển khai từ năm 2027, thay thế cho chương trình thực tập sinh kỹ năng hiện nay. Theo thông tin được công bố từ cuộc họp đầu tiên của nhóm chuyên gia Chính phủ Nhật Bản diễn ra mới đây, dự thảo về chương trình mới có một số điểm đáng chú ý Giới hạn phí môi giới: Người lao động chỉ phải trả tối đa tương đương 2 tháng lương (mức lượng được nhận khi tới làm việc tại Nhật Bản) cho các cơ quan phái cử trong nước. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu, khiến nhiều lao động phải vay nợ một khoản tiền lớn để có cơ hội làm việc tại Nhật. Theo khảo sát của Chính phủ Nhật Bản, thực tập sinh hiện tại phải trả trung bình hơn 500.000 yên (khoảng 80 triệu đồng) tiền môi giới trước khi đến Nhật. Mở rộng cơ hội việc làm ở địa phương: Để tránh tình trạng lao động tập trung quá đông ở các thành phố lớn có mức lương cao, Nhật Bản dự định mở rộng hạn ngạch tiếp nhận cho các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn. Thời gian lưu trú: Lao động sẽ làm việc và học tập tại Nhật tối đa 3 năm theo chương trình mới. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, họ có thể chuyển sang visa Kỹ năng đặc định số 1, cho phép lưu trú thêm tối đa 5 năm và nhận mức lương cao hơn. Chương trình thực tập sinh kỹ năng hiện tại bị chỉ trích là bóc lột lao động giá rẻ dưới danh nghĩa đào tạo. Hơn nữa, lao động nước ngoài không thể tự do chuyển việc trong 3 năm đầu, dẫn đến nhiều trường hợp bị bóc lột, quấy rối nhưng không thể thay đổi nơi làm việc, dẫn đến tỷ lệ bỏ trốn tăng cao. Chính phủ Nhật Bản dự kiến hoàn thiện dự thảo này và chính thức ban hành vào mùa hè năm nay. Nguồn: YAHOO NEWS NETWORK
Tỉ lệ dân số già hóa nhanh khiến cho Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn Kỹ sư trẻ trong nước. Vì vậy Nhật Bản đã đưa ra giải pháp: tuyển dụng lao động, Kỹ sư nước ngoài. Đây là cơ hội dành cho những lao động trẻ Việt Nam có kinh nghiệm và mong muốn được sang Nhật làm việc. Cùng điểm qua các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều trong những năm gần đây: Kỹ sư hệ thống Kỹ sư hệ thống là người chịu trách nhiệm vận hành và đảm bảo cho hệ thống được duy trì một cách ổn định. Để hoàn thành công việc được giao, các Kỹ sư hệ thống bắt buộc phải nắm rõ kiến thức về các lĩnh vực bao gồm khoa học máy tính, nguyên tắc kỹ thuật và phân tích toán học. Theo đó công việc chính của một Kỹ sư hệ thống sẽ bao gồm: Hỗ trợ lập kế hoạch, nghiên cứu, quản lý, giám sát và bảo trì dự án; Trao đổi, tiếp nhận và thực hiện dự án theo yêu cầu của khách hàng; Quản lý thi công công trình xây dựng; Thiết kế nội – ngoại thất; Thi công công trình dân dụng, cầu đường, hệ thống xử lý nước. Kỹ sư cơ khí Kỹ sư cơ khí là người chế tạo và vận hành các loại thiết bị máy móc nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành học và vị trí công việc cụ thể mà Kỹ sư cơ khí Nhật Bản sẽ có một trong số các kỹ năng sau: Gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; Vận hành, lắp ráp, bảo trì các hệ thống và thiết bị cơ khí; Đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; sử dụng thành thạo công nghệ máy tính CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy; Lập trình gia công máy CNC. Kỹ sư điện dân dụng Để trở thành một Kỹ sư điện dân dụng, người lao động phải nắm rõ kiến thức về các loại thiết bị điện, từ đó xây dựng nên một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, kiểm soát và vận hành các loại thiết bị điện một cách tối ưu nhất. Để đáp ứng yêu cầu của công việc, Kỹ sư điện cần phải biết: Lập kế hoạch bảo trì cho toàn bộ các thiết bị điện; Cập nhật dữ liệu và lên kế hoạch sử dụng các thiết bị điện tối ưu nhất; Đề xuất giải pháp vừa tiết kiệm điện vừa giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp; Sửa chữa/giải quyết những sự cố xảy ra có liên quan đến máy móc và các thiết bị điện. Kỹ sư xây dựng Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách, Nhật Bản đã chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng các công trình kiến trúc, hệ thống cầu đường, giao thông tiên tiến hiện đại. Những Kỹ sư xây dựng sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, quản lý dự án, thi công các công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra các Kỹ sư xây dựng còn phải: Giám sát công trình và điều hành CAD; Hỗ trợ quản lý xây dựng và quản lý tiến độ; Khảo sát, đo lường dữ liệu thi công; Mua sắm vật tư. Kỹ sư IT Kỹ sư IT là những người chịu trách nhiệm thiết kế phần mềm máy tính, thu thập thông tin, tiến hành sửa lỗi và khắc phục khi cần thiết. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một đội ngũ Kỹ sư IT cho doanh nghiệp của mình. Công việc chính của Kỹ sư IT là: Giám sát hệ thống máy tính; Cài đặt phần mềm và thực hiện kiểm tra phần mềm trên hệ thống máy tính; Sửa lỗi và bảo trì phần cứng hoặc phần mềm. Kỹ sư ô tô Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Các sản phẩm ô tô của Nhật Bản cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Để được tuyển dụng vào làm việc tại công ty sản xuất ô tô tại, các Kỹ sư ô tô phải nắm rõ kiến thức về mọi mặt có liên quan đến việc thiết kế, vận hành và bảo trì các loại ô tô, xe du lịch và xe tải. Kỹ sư ô tô sẽ làm những công việc như: Cải tiến, sửa lỗi những chi tiết chưa phù hợp; Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hư hỏng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản chỉ ra rằng người lao động nước ngoài lựa chọn đến Nhật không phải chỉ vì bởi bởi mức lương hay hệ thống lao động. Họ ngưỡng mộ sự an toàn và văn hóa của Nhật Bản! Tuy nhiên bộ cũng chỉ ra rằng Chính phủ Nhật sẽ phải tăng lương và cải thiện chế độ để duy trì sức hút, vì nếu không, làn sóng lao động có thể dịch chuyển sang các quốc gia khác!
Hiện nay Nhật Bản đang là một nước được nhiều người muốn hướng tới bởi sự phát triển và những đãi ngộ hàng đầu khi làm việc tại đây. Nhưng là một đất nước "không phải thích sang là được" thì tôi sẽ cho bạn biết một số cách để được sang Nhật làm việc 1. Sang Nhật làm việc theo diện kĩ sư * Điều kiện - Công việc của bạn đang làm việc ở Nhật theo visa kĩ sư bao gồm các ngành: công nghệ thông tin, xây dựng, thiết kể, cơ khí, điện tử,.... - Đã tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng (hệ 3 năm) chuyên ngành tương ứng tại Việt Nam - Có khả năng giao tiếp tiếng Nhật từ N4 trở lên Tùy vào đặc thù từng ngành và vị trí công việc sẽ có những yêu cầu về chuyên môn và trình độ tiếng khác nhau. Nhưng nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì bạn hoàn toàn có cơ hội tìm được một công việc phù hợp tại Nhật Bản * 3 cách thức để được sang Nhật làm việc theo diện kĩ sư: Cách 1: Sang Nhật du học trường tiếng/semon và ở lại tìm việc Đây là con đường rất nhiều bạn lựa chọn, vừa được học tiếng vừa kiếm được tiền Tuy nhiên nếu đi theo con đường này khoản phí ban đầu cũng sẽ khá lớn nên hãy cân nhắc trước khi lựa chọn Cách 2: Đi theo đơn hàng của công ty môi giới lao động Ứng viên được ứng tuyển và phỏng vấn trực tiếp với công ty tuyển dụng bên Nhật Bản Công việc mà bạn làm tại Nhật Bản sẽ đúng với chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo Được tuyển dụng trực tiếp từ bên công ty Nhật và các chế độ làm việc như người bản xứ Được tư vấn và hướng dẫn hoàn thành các thủ tục Visa, xuất nhập cảnh trong thời gian sớm nhất Sẽ được xuất cảnh ngay khi đỗ phỏng vấn với công ty bên Nhật (tối đa 3 tháng Hỗ trợ học tiếng Nhật cấp tốc với những ứng viên chưa có năng lực tiếng Nhật để đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ khi sang Nhật làm việc. Cách 3: Tham gia học tiếng Nhật và tìm kiếm cơ hội việc làm tại các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản Một công ty hoặc tổ chức ở Nhật Bản sẽ liên kết với các trường Đại học ở Việt Nam để đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam, sau đó tổ chức các buổi hội chợ việc làm để các bạn có cơ hội phỏng vấn với nhà tuyển dụng Nhật ngay tại Việt Nam Nếu tham gia cách này bạn sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật không mất phí môi giới, được hỗ trợ tận tình trong quá trình học tiếng Nhật, làm hồ sơ, tham gia phỏng vấn. Tham khảo danh sách đơn hàng kỹ sư và thông tin tuyển dụng cụ thể của công ty chúng tôi tại danh mục bài viết này. 2. Đi Nhật làm việc theo diện Xuất Khẩu lao động B1: Khám sức khỏe tổng thể, nếu đạt sẽ được nộp hồ sơ B2: Nộp hồ sơ đầy đủ, có công chứng và xác nhận của chính quyền địa phương Lưu ý: Các văn bản phải do chính tay người tham gia viết, cùng 1 loại mực, có dấu giáp lai nếu có 2 tờ B3: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, thực tập sinh lựa chọn đơn hàng để đăng kí thi tuyển, đăng kí trực tiếp với cán bộ tuyển dụng của công ty B4: Sau khi phỏng vấn công ty sẽ đào tạo cho những hồ sơ trúng tuyển về tiếng Nhật, văn hóa, công việc cụ thể...Trong khoảng thời gian 4-5 tháng thì xuất cảnh B5: Thực tập sinh trúng tuyển sang Nhật làm việc thời hạn 3 năm theo hợp đồng làm việc kí với xí nghiệp tại Nhật Bản (hiện nay có thể gia hạn thêm thời gian làm việc tại Nhật theo luật mới nhất) B6: TTS sẽ được công ty đưa đón khi bắt đầu sang Nhật làm việc và sẽ được công ty hỗ trợ khi cần thiết trong thời gian làm việc tại Nhật Bản Chú ý: Các bạn có thể search các từ khóa về chi phí, điều kiện, thủ tục đi Nhật trên Japan.net.vn để hiểu rõ hơn về chương trình xuất khảu lao động, tham khảo thông tin cụ thể các đơn hàng tại bài viết này hoặc liên hệ với cán bộ tư vấn để được hỗ trợ. 3. Đi du học, vừa học vừa làm Đi du học bạn cũng có cơ hội làm việc tại Nhật nhưng khác là: du học thì học viên đi học là chính đi làm là phụ, mức lương tối thiểu trung bình cao hơn người đi XKLĐ, nhưng chỉ được phép làm 28 giờ trong tuần với mức lương tối thiểu 800 - 1200 Yên một giờ. Những kì nghỉ Lễ, Tết học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu. Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn. 4. Đi theo diện tự túc * Điều kiện: - Có hành vi dân sự đầy đủ - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài - Có ý thức chấp hành luật, tư cách đạo đức tốt - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động - Đáp ứng yêu cầu tiếng và trình độ chuyên môn, tay nghề theo yêu cầu của nước tiếp nhận - Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh * Quy trình tham gia đi Nhật tự túc B1: Làm hồ sơ, liên hệ trực tiếp công ty xí nghiệp Nhật Bản B2: Công ty bên Nhật tiếp nhật hồ sơ, cung cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE B3: Xin visa và mua vé máy bay B4: Xuất cảnh Lưu ý: Khả năng xin được việc của lao động tự túc rất thấp, khả năng rủi ro lớn vì vậy người lao động nên đi theo các công ty Xuất khẩu lao động được nhà nước cấp phép 5. Đi theo diện có người bảo lãnh sang Nhật Khi xuất cảnh theo diện bảo lãnh, bạn sẽ cần được người thân (cha,mẹ, anh, chị, em ruột, vợ/chồng/con) bảo lãnh theo dạng visa người thân với thời hạn visa giống người bảo lãnh. Làm giấy mời bạn sang, người bảo lãnh cần phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để chu cấp cho bạn trong thời gian lưu trú. Trong thời gian lưu trú bạn có nhu cầu xin việc làm phải gửi đơn xin Cục quản lí Xuất nhập cảnh tại địa phương cấp phép lao động bán thời gian. Tùy từng địa phương mà bạn có thể được cấp phép để làm việc hay không, nếu được chỉ có thể làm việc bán thời gian (khoảng 4h/ngày và 7 ngày/tuần. Nếu bạn ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc mục đích sinh lợi thì trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương bộ tư pháp nơi gần nhất.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe trên báo đài nói "thị trường IT tại Nhật đang thiếu hụt nhân sự trầm trọng", nhưng liệu đây có phải sự thật? Theo tổ chức IDC Japan, chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhận định dựa trên thực trạng những năm gần đây rằng ngành CNTT phát triển rất mạnh mẽ và đột phá. Ngành IT Nhật Bản đang ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật, và nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành IT dự đoán sẽ đạt đỉnh trong tương lai. NHƯNG Nhật Bản hiện nay đang đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động và già hóa dân số nghiêm trọng. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), quốc gia này sẽ thiếu hụt khoảng 790.000 nhân lực công nghệ thông tin vào năm 2030. Hơn 70% các công ty trong ngành cho biết họ không có đủ nhân công mặc dù bất chấp sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), họ đã phải từ bỏ các dự án vì thiếu nguồn lực. Đương nhiên, việc "cầu" cao trong lĩnh vực như vậy đòi hỏi "cung" nhân lực mạnh mẽ. Đây sẽ là một cơ hội tiềm năng cho Nhân sự IT Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết rằng 70% nhân sự IT của họ không xuất thân từ chuyên ngành IT, chỉ cần đạt được yêu cầu về kiến thức cũng như đáp ứng yêu cầu công việc là hoàn toàn có thể đi làm IT tại Nhật. Từ đó, bạn có thể thấy người Việt chuyển ngành IT tại Nhật đang rất được chào đón.
Vào ngày hôm qua 7 tháng 11 thì Nhật Bản bất ngờ công bố họ đang sửa đổi và hoàn thiệt luật mới. Theo đó người lao động làm baito chỉ cần làm trên 20 tiếng một tuần sẽ phải đóng tiền lương hưu (hay còn gọi là Nenkin). Bất kể rằng thu nhập trong một năm của bạn cao hay thấp. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết thay đổi này giúp người dân có nhiều phúc lợi hơn sau khi về già nghỉ hưu. Bộ nói thêm rằng quyết định này phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nguyện vọng của người dân khi về già. Sau khi thông tin được công bố, người dân Nhật Bản và đặc biệt là các anh chị em Việt Nam làm baito đã sốc nặng. Vì điều này sẽ khiến số tiền lương về tay hàng tháng giảm mạnh. Nhiều người bức xúc cho rằng, Nhật Bản đang tận thu hết mức có thể, khiến thu nhập người dân đã giảm nay càng giảm thêm. Người làm việc baito giờ lại phải bó mình trong giới hạn 20 tiếng/tuần nếu không muốn phải chịu thêm tiền Nenkin mỗi tháng. Nguồn: 共同通信
Nhật Bản nổi tiếng có mức sống khá cao, nên điều quan trọng nhất tại đất nước này đối với du học sinh, thực tập sinh là vấn đề về kinh tế. Do đó, rất nhiều bạn khi sang Nhật đã lựa chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Tại xứ sở hoa anh đào có nhiều việc làm thêm với mức lương khá lý tưởng. Cùng chúng tôi điểm qua top 10 việc làm thêm tại Nhật Bản được nhiều bạn lựa chọn nhất nha!
Thời gian làm việc tại nhà khiến nhiều người Nhật suy nghĩ về mục đích sống, sẵn sàng nhảy việc, dù 50 hay 60 tuổi. Nhật Bản đang trong mùa tuyển dụng hàng loạt. Lớp sinh viên tốt nghiệp đại học năm nay tham gia buổi đón nhân viên mới của các công ty sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn khắc nghiệt. dù nghi thức năm nay có sự khác biệt, vì Covid-19 buộc nhiều công ty phải thu nhỏ quy mô hoặc chuyển sang hoạt động trực tuyến, mục tiêu từ lâu vẫn giống nhau: khởi động thông lệ cả đời cống hiến cho một công ty. Đổi lại những giờ làm việc kéo dài, sự hy sinh cá nhân và con đường sự nghiệp được định sẵn, nhân viên sẽ được sự đảm bảo về công việc, được tăng lương và địa vị theo thâm niên, đóng góp vào vinh quang của công ty. Tuy nhiên, mô hình tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản này đang dần lung lay. Các nhà tuyển dụng đã bỏ qua hệ thống này nhiều năm nay, cho rằng tính linh hoạt cao hơn sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh. Và bây giờ, trong bối cảnh đại dịch, áp lực từ phía người lao động cũng đang tăng lên. Khi làm việc tại nhà, họ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ lại sự nghiệp và cuộc sống của mình. Nhiều người muốn thay đổi. Đối với một số người, mục tiêu hiện là thời gian và địa điểm làm việc, cũng như quyền tự chủ và kiểm soát với sự nghiệp của bản thân. "Ikigai," hay mục đích sống, ngày càng được nói đến nhiều hơn. Nhiều người ưu tiên gia đình, trong khi những người khác tìm nghề tay trái phù hợp hơn với sở thích của họ. Dù Nhật Bản vẫn chưa trải qua làn sóng nghỉ việc kiểu Mỹ, ngày càng nhiều người lao động đang cân nhắc chuyển việc. Dữ liệu của chính phủ cho thấy con số này lên tới gần 9 triệu người. Một số sẵn sàng nhảy việc, dù ở độ tuổi 40, 50 hay 60, có công việc ổn định và phải nuôi cả gia đình. Đây là bước đi mạo hiểm và có phần bất thường ở Nhật Bản. Trong nhóm lao động trẻ, tỷ lệ nghỉ việc tại các công ty lớn trong vòng 3 năm hiện là 26,5%, tăng so với 20,5% cách đây 8 năm, theo một nghiên cứu của Viện Tuyển Dụng. Một số thậm chí đang rời khỏi các thành phố đông đúc để đến các khu vực xa trung tâm. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1996, dân số Tokyo giảm xuống, một phần do làm việc từ xa. "Covid đã tạo ra sự thức tỉnh lớn. Mọi người đặt ra câu hỏi ‘Chúng ta có cần tiếp tục làm việc theo cách cũ không?" Kennosuke Tanaka, giáo sư nghiên cứu nghề nghiệp tại Đại học Hosei cho biết, "Nó là một bước ngoặt đối với Nhật Bản." Ông Takahiro Harada, 53 tuổi, là một trong những người có sự thay đổi ngoạn mục. Năm ngoái, ông nghỉ hưu sớm khi đang làm việc cho Dentsu - một công ty quảng cáo lớn - để bắt đầu công việc cố vấn cá nhân. "Lần đầu tiên, tôi thực sự nghĩ về việc tôi là ai, bản sắc cá nhân của mình là gì," ông Harada nói. "Tôi không tìm thấy nhiều ý nghĩa trong công việc. Tôi nhận ra mình chỉ đang lựa chọn trong những đề xuất mà công ty đưa ra chứ không thực sự làm những gì mình muốn". Trong những năm qua, Harada nhận ra mọi người thường đến gặp ông xin lời khuyên và ông cũng cảm thấy xúc động mỗi khi họ bày tỏ lòng biết ơn. Chỉ đến năm ngoái, ông mới nhận ra rằng mình cần phải hành động theo hướng đó. "Tôi từng nghĩ về việc bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình, nhưng Covid-19 đã thúc đẩy tôi thực sự làm điều đó", ông Harada nói. Mô hình làm việc truyền thống của Nhật Bản - tạo nên lòng trung thành từ phía người sử dụng lao động và người lao động - có thể có hiệu quả trong thời kỳ phục hồi sau chiến tranh và "Kỷ nguyên bong bóng" thập niên 80. Nhưng giờ nó đã lỗi thời, kìm hãm cả người lao động và nền kinh tế Nhật Bản. Trong một cuộc khảo sát năm ngoái của hãng bảo hiểm Sompo Holdings, 44% người được hỏi cho biết ưu tiên công việc của họ đã thay đổi trong thời kỳ đại dịch. Giờ họ đề cao thời gian rảnh rỗi, gia đình và mục tiêu nghề nghiệp. Sự thay đổi đặc biệt rõ nét ở những lao động trẻ tuổi. Họ ngày càng đặt mục tiêu của bản thân lên trên mục tiêu của công ty. Nếu không nhìn thấy tương lai hấp dẫn ở một công ty, họ sẵn sàng nghỉ việc, dù là các tập đoàn hàng đầu. Vì họ gặp ít rủi ro hơn so với những lao động lớn tuổi. Ngày càng nhiều người tham gia vào các công ty khởi nghiệp vì họ thấy đó là nơi thú vị để làm việc, và cũng có tiềm năng phát triển hơn. Rikako Furumoto, một sinh viên đại học 21 tuổi, nói rằng dù cô muốn đầu quân cho một công ty lớn và danh tiếng, "nếu công việc đó không phải là thứ tôi thích, tôi sẽ bỏ và tìm việc khác". Và dù quan trọng tiền lương và uy tín, cô muốn làm việc từ xa ít nhất vài ngày một tuần và theo đuổi các công việc tay trái để có cơ hội sáng tạo. Các công ty cũng đang bắt đầu thích nghi với điều này. Họ cải tổ hệ thống tuyển dụng và nhân sự để thu hút nhân tài, khi số ứng viên ngày càng thu hẹp do dân số Nhật Bản ngày càng giảm và già đi. Một số doanh nghiệp đang chuyển từ mô hình "thành viên" truyền thống (nhân viên về cơ bản thuộc sở hữu của công ty và chỉ chuyển từ công việc này sang công việc khác, từ thành phố này sang thành phố khác mà không cần bàn bạc nhiều) sang mô hình "tự định hướng" (gắn nhân viên với chuyên môn cụ thể và cho họ quyền chủ động hơn khi lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân). Masato Arisawa, trưởng bộ phận nhân sự của hãng nước trái cây và nước sốt Kagome, cho biết: "Chúng ta đã bước vào thời đại mà các cá nhân có thể lựa chọn tương lai của mình. Chúng tôi tập trung nhiều vào việc thu hút nhân tài hơn là giữ chân họ." Kagome đã loại bỏ thang lương theo thâm niên và trả công cho nhân viên phần lớn dựa trên hiệu suất làm việc. Dù công ty vẫn cung cấp việc làm trọn đời, họ không gây áp lực buộc người lao động phải ở lại hoặc coi người đã rời đi như kẻ phản bội. Nếu người lao động quay trở lại, họ vẫn được chào đón. Ông Arisawa, 61 tuổi, người từng làm việc tại bốn doanh nghiệp cho biết: "Không nên mong đợi nhân viên cống hiến toàn bộ cuộc đời của họ cho một công ty". Ryuya Matsumoto - 38 tuổi, đã kết hôn và có hai cô con gái - là một trong những người đã chuyển việc. Anh rời một công ty bảo hiểm lớn vào tháng 8, chủ yếu vì muốn một công việc giúp anh dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và giao lưu quốc tế. Trong đại dịch, công việc của anh không cho phép làm từ xa nhiều và anh thường đi làm cho đến khuya. Vợ anh cũng đang đi làm và muốn anh giúp đỡ nhiều hơn trong việc nhà và nuôi dạy con cái. Anh đã tham gia một lớp học cấp tốc kéo dài 10 tuần của MINT – một công ty mới thành lập năm 2020 - nhằm giúp mọi người tìm kiếm mục đích sống. Và Matsumoto nhận ra gia đình là mối quan tâm lớn nhất của anh. Giọt nước làm tràn ly là lệnh thuyên chuyển đến Sendai, cách Tokyo gần 350km. Chán nản, Matsumoto đã nghỉ việc sau khi được nhận vào công ty tư vấn Accenture, nơi cho phép anh làm việc tại nhà toàn thời gian và giao lưu quốc tế như mong muốn. "Sếp cũ đã đến gặp tôi khoảng năm lần vì muốn tôi xem xét lại việc ra đi," Matsumoto nói, "Nhưng tôi hạnh phúc với công việc mới này". Tomoe Ueyama, một cựu nhân viên Sony, đã thành lập MINT. Cô nói rằng nhiều người tham gia cảm thấy bế tắc trong cuộc sống kém hạnh phúc. Một số lo lắng rằng hệ thống an sinh xã hội sẽ cạn kiệt tiền khi họ nghỉ hưu. Đây là một lý do khiến làm việc hợp đồng hoặc làm việc tự do trở nên phổ biến hơn. Những người tham gia được khuyến khích xác định lại mục đích sống, làm thêm ngoài giờ và hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp. Ueyama cho rằng đại dịch đã tạo ra những thay đổi tích cực trong văn hóa làm việc của Nhật Bản. "Dù chậm, Nhật Bản đang tiến tới một xã hội mà mọi người có thể có sự nghiệp và cuộc sống có mục đích hơn. Các tổ chức đang nhận ra rằng sự sáng tạo và linh hoạt là yếu tố quan trọng để tồn tại trong một thế giới hỗn loạn", cô nói.
Phỏng vấn là một phần quan trọng trong quá trình có việc làm tại Nhật Bản. Để vượt qua buổi phỏng vấn thành công, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bài viết lần này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếng Nhật, bao gồm: Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Nhật thường gặp, Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn tiếng Nhật, Các lưu ý khi phỏng vấn tiếng Nhật
ĐẾM NGƯỢC CÒN 4 NGÀY NỮA SẼ DIỄN RA SỰ KIỆN VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA TẾT VIỆT AMAGASAKI 2025 CUỐI TUẦN NÀY! Tết Việt Amagasaki 2025 – Sắc Màu Văn Hóa Việt Nam sẽ chính thức diễn ra vào cuối tuần này! Một sự kiện đặc biệt không thể bỏ lỡ, nơi cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cùng hòa mình vào không khí Tết cổ truyền ấm áp và sôi động. THÔNG TIN SỰ KIỆN: • Thời gian: T7, CN - Ngày 11-12 tháng 1 năm 2025 • Địa điểm: AMAGASAKI HANSHIN, HYOGO, JAPAN • Chủ đề: “Sắc màu Việt Nam” • Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Thương mại Nhật Việt • Đơn vị bảo trợ: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Thành phố Amagasaki Có gì đặc sắc tại Tết Việt năm nay? Lễ hội áo dài truyền thống – Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt. Cuộc thi tài năng – Khám phá những tài năng ấn tượng của cộng đồng. Mega Livestream – Chia sẻ không khí Tết đến khắp nơi trên thế giới. Ẩm thực Việt Nam – Thưởng thức các món ăn truyền thống ngày Tết. Trò chơi dân gian – Gắn kết cộng đồng qua các hoạt động vui nhộn. Cùng nhau lan tỏa giá trị văn hóa Việt! Đừng quên mời bạn bè, người thân đến tham dự và trải nghiệm không khí Tết quê hương ngay giữa lòng Nhật Bản. Hẹn gặp mọi người tại Tết Việt cuối tuần này nhé! UNO GROUP - Kết nối cộng đồng người Việt tại Nhật Bản ________________________________________ 4-6-26 Amagasaki Nishinaniwacho Amagasakishi Hyogo, Nhật Bản. 070-9339-1482 06-6423-9939 Tòa Intracom Số 33 Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội , Việt Nam Hoặc inbox trực tiếp cho page để được hỗ trợ tốt nhất.
Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), số lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản trong 5 năm trở lại đây như sau: Năm 2018 là 68.737 người; năm 2019 là 82.703 người; năm 2020 là 38.891 người; năm 2021 là 19.510 người; năm 2022 là 67.295 người. Năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản đạt gần 80.000 người - con số lớn nhất từ trước đến nay. Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo cho dân số nước này vào năm 2070 sẽ giảm gần 1/3, còn khoảng 86,9 triệu người, trong đó, người từ 65 tuổi trở lên chiếm tới 40%. Đáng lo là trong khi số người cao tuổi ngày càng tăng, số trẻ em được sinh ra lại ngày càng giảm. Năm 2022, tổng tỷ suất sinh (TFR, số con trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong đời) của Nhật là 1,26. Với việc số người tử vong vượt qua số ca sinh trong một thập kỷ qua, dân số nước này đến nay đã giảm liên tục 14 năm. Thiếu hụt lao động là thực trạng đáng lo ngại của Nhật Bản. Các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như chăm sóc điều dưỡng và xây dựng đang gặp khó khăn. Trong khi đó, Liên đoàn các Hiệp hội cho thuê taxi Nhật Bản và Hiệp hội xe buýt Nihon đang nỗ lực tuyển dụng công dân nước ngoài. Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Năm 2023, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản với 518.364 người, tăng 63,6% trong 5 năm. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đến nay có 350.000 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản. Hiện có 220.000 thực tập sinh kỹ năng, gồm chương trình phi lợi nhuận do tổ chức IM Japan tổ chức, tiếp nhận trên 9.000 người. Năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tỉnh của nước bạn như Chiba, Saitama, Gunma, Kanagawa, Nagano… Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang phối hợp triển khai Dự án “Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” nhằm hỗ trợ người lao động Việt Nam tìm việc phù hợp tại nước ngoài theo đúng nhu cầu nguyện vọng; hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận đầy đủ thông tin việc làm trong nước thông qua tuyển dụng từ các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận tốt hơn với lao động có nhu cầu việc làm…
Đang tìm kiếm cho các vị trí, Trợ lý: Làm tại Honsha (Amagasaki). NV chính thức: Sinh Viên Sắp tốt nghiệp ok • Văn phòng luật (2 ng): Daikokucho, Osaka. • Văn phòng BĐS (5 ng): Amagasaki và Daikokucho. Bán thời gian: • Quán lẩu Shabu Shabu (1 nữ): Namba, giao tiếp tiếng Nhật tốt. • Lái xe giao hàng (1 nam): Kho hàng tại Namba, có bằng lái. Liên hệ: Email: hr@unogroup.jp SĐT: 06-6423-9939